Đau nhức xương khớp mùa lạnh có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết, nhưng cũng có khi là dấu hiệu của bệnh khớp mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp. Vậy phải làm gì để hạn chế đau nhức và bảo vệ xương khớp tốt nhất khi mùa đông đang đến gần?
Trời mưa lạnh khiến xương khớp đau nhức dữ dội hơn
Vì sao xương khớp thường đau nhức vào mùa lạnh?
Mặc dù thời tiết lạnh không trực tiếp gây ra các bệnh lý xương khớp, nhưng có thể là tác nhân kích thích khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm cảm giác đau nhức. Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Thấp khớp học, hơn 800 người tham gia bị viêm xương khớp đã được yêu cầu ghi lại mức độ đau nhức khớp của họ trong suốt một năm. Kết quả là phần lớn đều cảm thấy khớp đau nhất khi thời tiết mưa hoặc ẩm, đặc biệt là vào những ngày nhiệt độ lạnh hơn bình thường. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp mùa lạnh chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số giả thuyết về mối quan hệ giữa thời tiết lạnh và cơn đau khớp như sau:
1. Thay đổi áp suất khí quyển
Cảm giác đau nhức xương khớp xảy ra vào mùa đông có thể là do phản ứng của cơ thể đối sự thay đổi áp suất khí quyển. Khi trời mưa lạnh, áp suất khí quyển giảm sẽ kích thích các dây thần kinh và khiến cho hệ thống mô trong cơ thể sưng lên, bao gồm cả các cơ, gân quanh khớp, từ đó gây ra cơn đau ở khớp.
2. Giảm lưu lượng máu
Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể có xu hướng bảo toàn nhiệt bằng cách hạn chế lưu lượng máu đến các chi, thay vào đó sẽ bơm nhiều máu hơn đến phổi và tim. Điều này có thể gây co thắt cơ bắp, dẫn đến hiện tượng cứng và đau khớp khi trời lạnh. Nhiệt độ thấp cũng có thể làm cho chất lỏng bên trong khớp (dịch khớp) đặc lại, khiến khớp căng cứng và nhạy cảm hơn với cơn đau.
3. Thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến tâm trạng
Sự dao động áp suất khí quyển những ngày mưa lạnh có thể làm thay đổi tâm trạng và gây đau đầu. Mọi người thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản, buồn bã và hạn chế vận động. Khi tinh thần đi xuống sẽ làm tăng khả năng nhận thức về nỗi đau. Vì vậy, dù cùng một mức độ đau nhức khớp, nhưng vào mùa đông, mọi người cảm thấy đau dữ dội hơn những mùa khác trong năm.
Đau nhức xương khớp khi trời lạnh có thể là do những thay đổi bất ngờ của thời tiết, nhưng cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo, khớp đang bị tổn thương hoặc tiềm ẩn bệnh lý mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp. Do đó, nếu khớp bị đau dai dẳng vào đông, mọi người nên đến bệnh viện thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có giải pháp xử lý phù hợp.
Hướng dẫn 15 cách giảm đau xương khớp mùa lạnh hiệu quả
Đau khớp khi trời lạnh dù là tình trạng cấp tính hay mạn tính đều cần chăm sóc và bảo vệ khớp kỹ lưỡng. Dưới đây là những cách xoa dịu cơn đau khớp hiệu quả tại nhà mà mọi người có thể áp dụng trong mùa đông này.
1. Duy trì hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường tính linh hoạt, sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp. Tập thể dục cũng kích thích cơ thể giải phóng ra nhiều Dopamine – “hormone hạnh phúc” giúp giảm bớt cảm giác đau nhức khớp.
Tăng cường vận động giúp xương khớp cử động linh hoạt, giảm đau nhức khi trời trở lạnh
Thời gian tập thể dục lý tưởng vào mùa đông là tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Mọi người có thể bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng với cường độ ngắn, sau đó tăng dần lên theo mức độ thích nghi của cơ thể. Tập thể dục trong hồ bơi nước ấm được chuyên gia khuyến khích bởi hình thức này tốt cho việc thả lỏng các cơ bị cứng, xây dựng cơ bắp và giảm đau khớp hữu hiệu.
2. Kéo giãn khớp trước khi di chuyển
Chú ý thực hiện các động tác kéo giãn, đặc biệt là trước khi tập thể dục ngoài trời như cuộn cổ tay, xoay mắt cá chân, gập đầu gối hoặc duỗi thẳng bàn tay… có thể giúp nới lỏng cơ bắp và làm ấm khớp trong tiết trời se lạnh. Khi cơ và khớp được khởi động sẽ phòng tránh được tối đa nguy cơ chấn thương và cảm giác đau nhức khi vận động.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp tại nhà
3. Xoa bóp, massage
Massage thường xuyên là một trong những bí quyết giảm đau nhức xương khớp mùa lạnh hiệu quả tại nhà. Những thao tác xoa bóp nhẹ nhàng có thể giúp thư giãn các cơ, ngăn cơn đau khớp do hiện tượng căng cơ gây ra. Hơn nữa, xoa bóp còn giúp cải thiện tính linh hoạt cho khớp nhờ tăng lưu thông máu.
4. Châm cứu
Châm cứu là một liệu pháp giảm đau nhức khớp có nguồn gốc từ Y học cổ truyền Trung Quốc. Tác dụng của châm cứu là đả thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu giúp cơ thể thư giãn và cảm thấy khỏe khoắn hơn, từ đó xoa dịu cảm giác nhức mỏi khớp vào mùa đông.
5. Chườm nóng
Chườm nóng bằng túi gel y tế hoặc đệm điện sưởi ấm có thể mang lại sự thoải mái cho các khớp bị đau nhức. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những trường hợp bị đau khớp do tập luyện quá sức, làm việc nặng hoặc chấn thương.
6. Ngâm mình, tắm nước ấm
Tương tự chườm nóng, tắm nước ấm là cách giảm đau khớp mùa lạnh tại nhà thích hợp với hầu hết mọi người. Ngâm mình trong làn nước ấm pha tinh dầu thiên nhiên có mùi thơm dịu nhẹ sẽ giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng và đau khớp.
7. Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm
Dùng thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn giúp xoa dịu cơn đau khớp nhanh chóng. Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra như viêm loét dạ dày, tích nước, phù nề, suy giảm chức năng thận… mọi người nên dùng thuốc giảm đau, chống viêm liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất và tuân thủ đúng kê đơn của dược sĩ/bác sĩ.
8. Bổ sung dưỡng chất giảm đau từ thiên nhiên
Để hạn chế việc dùng thuốc tây để làm dịu cơn đau khớp mùa lạnh, mọi người nên bổ sung những dưỡng chất có tác dụng giảm đau, chống viêm từ thiên nhiên, chẳng hạn như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Bộ dưỡng chất có trong JEX thế hệ mới này tác động trực tiếp vào khớp giúp ngăn chặn sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp; đồng thời làm giảm các yếu tố tiền viêm như TNFα, IL-1,2,6, interferon gamma… Nhờ đó, giúp khớp cử động trơn tru, giảm đau nhức khi vận động trong tiết trời lạnh giá.
Bổ sung JEX thế hệ mới mỗi ngày giúp duy trì xương khớp chắc khỏe, giảm đau, giảm viêm hiệu quả trong mùa đông
Chưa kể, JEX thế mới còn kích thích tế bào sụn gia tăng sản xuất các chất căn bản (chất nền), thúc đẩy quá trình tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường chất lượng dịch khớp. Đây là điều kiện cần và đủ để duy trì độ bền và dẻo dai cho khớp cương, từ đó làm chậm tiến trình thoái hóa khớp.
Tìm hiểu thêm: Giảm đau khớp mà không cần dùng thuốc
9. Uống nhiều nước
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Experimental Physiology, ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể khiến cơ thể nhạy cảm hơn với cơn đau. Đó có thể là lý do làm tăng cảm giác đau nhức xương khớp mùa lạnh.
Vào mùa đông, không khí hanh khô khiến chúng ta dễ mất nước, thế nên mọi người lưu ý cấp thêm nước cho cơ thể, nhất là những ngày hoạt động nhiều hoặc tập thể dục cường độ cao. Nhấm nháp một tách trà ấm hoặc dùng nước hầm xương cũng là những cách để nạp thêm nước dễ dàng hơn khi thời tiết trở lạnh.
10. Giữ cơ thể ấm áp
Chính vì các khớp nhạy cảm hơn trước cái lạnh của mùa đông nên việc giữ ấm cơ thể là điều vô cùng cần thiết để hạn chế đau nhức. Mặc áo ấm, đội mũ, đeo găng tay, quàng khăn cổ, sử dụng đệm, chăn điện và lò sưởi để cơ thể luôn ấm áp trong mùa đông lạnh giá các bạn nhé!
11. Bổ sung vitamin D
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Quản lý Đau cho hay, mức độ vitamin D trong cơ thể thấp có thể làm gia tăng cơn đau do viêm khớp. Chưa kể, thiếu hụt vitamin D còn liên quan đến tình trạng mất xương (loãng xương), dẫn đến suy yếu khớp theo thời gian.
Nguồn vitamin D tự nhiên mà cơ thể hấp thụ được từ ánh nắng mặt trời thường suy giảm vào mùa đông. Vì vậy, mọi người nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa vitamin D. Trước đó, nên kiểm tra mức độ thiếu hụt là bao nhiêu để tăng cường lượng vitamin D phù hợp.
12. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết đối với sức khỏe xương khớp. Dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, mà còn hỗ trợ giảm viêm, giảm đau khớp khi trời lạnh.
Mọi người nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt chia, dầu ô liu… Tránh thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và muối…
13. Băng hoặc nẹp khớp bị đau
Băng hoặc nẹp khớp bằng dụng cụ chuyên dụng giúp cố định khớp, giảm tác động ngoại lực khi hoạt động, cho phép khớp nghỉ ngơi, giảm bớt đau nhức và nhanh phục hồi tổn thương. Khi dùng nẹp, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại nẹp thích hợp cũng như hướng dẫn sử dụng nẹp đúng cách.
14. Kiểm soát cân nặng
Trọng lượng cơ thể vượt chuẩn (chỉ số khối cơ thể BMI trong khoảng 25 – 29,9 là thừa cân) gia tăng áp lực lên các khớp, nhất là những khớp chịu trọng lực lớn như khớp háng, thắt lưng, khớp gối. Áp lực quá tải gây ra vi tổn thương ở sụn khớp, khiến khớp nhanh thoái hóa. Chính vì vậy, để giảm đau khớp mùa lạnh, mọi người cần kiểm soát cân nặng chặt chẽ bằng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, nếu thừa cân/béo phì hãy lên kế hoạch giảm cân ngay lập tức.
Xây dựng lối sống khoa học để tránh tăng cân vào mùa đông gây áp lực lên khớp
15. Lựa chọn loại giày phù hợp
Mưa rét khiến mặt đường trơn trượt, tăng nguy cơ té ngã, khiến xương khớp bị chấn thương. Bảo vệ xương khớp bằng một đôi giày ấm áp, chắc chắn và có đế chống trượt sẽ phần nào hạn chế cơn đau khớp do chấn thương.
Cuối cùng, như đã chia sẻ ở đầu bài viết, đau nhức xương khớp mùa lạnh có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh lý mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp. Mọi người nên đến bệnh viện thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây đau khớp là gì, từ đó kịp thời điều trị, ngăn cơn đau tái phát, bảo vệ cấu trúc và chức năng khớp tối đa.