Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, bệnh nhân sau khi nhiễm SARS-CoV-2 có thể gặp phải các biến chứng thần kinh hậu Covid-19 như nhức đầu, giảm trí nhớ, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, bệnh mạch máu não, hội chứng Guillain-Barré, co giật… Những vấn đề về thần kinh, tâm thần này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của F0 khỏi bệnh, cần được kiểm soát và cải thiện càng sớm càng tốt.
Tế bào não bị tổn thương khi virus SARS-CoV-2 tấn công, gây ra hàng loạt biến chứng thần kinh hậu Covid-19
Hội chứng hậu Covid là gì?
Theo WHO[1] , hội chứng hậu Covid-19 là hàng loạt các triệu chứng xảy ra ở những người đã nhiễm SARS CoV-2 được 3 tháng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng bất kỳ chẩn đoán thay thế nào. Theo thống kê, có hơn 200 triệu chứng hậu Covid khác nhau, trong đó phổ biến nhất phải kể đến tình trạng mệt mỏi; các vấn đề tâm thần, thần kinh; sự bất thường của hệ hô hấp; tổn thương tim mạch…
Ngoài ra, Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE) định nghĩa, chứng Covid kéo dài là các triệu chứng tiếp tục hoặc tiến triển sau khi nhiễm Covid-19 cấp tính và không thể giải thích bằng một chẩn đoán thay thế. Thuật ngữ này bao gồm hội chứng Covid-19 kéo dài (có triệu chứng đang diễn ra từ 4 đến 12 tuần sau nhiễm trùng) và hội chứng hậu Covid-19 (triệu chứng xuất hiện sau hơn 12 tuần khỏi bệnh).
Tóm lại, mọi người có thể hiểu đơn giản là đối với một số cá thể, Covid-19 có thể gây ra các triệu chứng kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau khi hết F0. Những triệu chứng này được gọi là hội chứng hậu Covid, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhiều F0 khỏi bệnh, khiến họ gặp khó khăn trong sinh hoạt và lao động.
Biến chứng thần kinh hậu Covid-19 có thể xảy ra
Theo một nghiên cứu[2] được công bố trên Tạp chí Khoa học Nature, Covid-19 có liên quan đến những bất thường ở não và gây tổn hại nhất định ở các bộ phận của não. Điều này khiến nhiều F0 sau khi hết bệnh phải đối mặt với những biến chứng thần kinh hậu Covid-19 nặng nề, kể cả những trường hợp có biểu hiện nhẹ khi nhiễm SARS-CoV-2.
1. Hội chứng sương mù não
Hội chứng sương mù não là thuật ngữ dùng để mô tả một loạt các triệu chứng như kém tập trung, suy nghĩ chậm hơn bình thường, hay quên, tinh thần mệt mỏi, uể oải… Trong nhiều trường hợp, sương mù não chỉ là hiện tượng tạm thời và tự khỏi.
Tuy nhiên, đối với những F0 mới khỏi bệnh, hội chứng này kéo dài bao lâu vẫn chưa được xác định cụ thể. Dẫu vậy, có một điều chắc chắn là hội chứng sương mù não có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết khía cạnh nhận thức của người bệnh.
2. Rối loạn giấc ngủ[3]
Theo Tạp chí Y khoa The Lancet, rối loạn giấc ngủ là một trong các triệu chứng hậu Covid thường gặp với tỷ lệ 11% và sau 6 tháng, những vấn đề về giấc ngủ vẫn còn chiếm tới 79%. Tình trạng hậu Covid rối loạn giấc ngủ bao hàm chứng mất ngủ, giấc ngủ liên tục bị gián đoạn, thay đổi chu kỳ ngủ-thức, cảm giác mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc và giảm chất lượng giấc ngủ phát sinh do căng thẳng.
Rối loạn giấc ngủ sau khi khỏi Covid được biết đến với các khái niệm như “Coronasomnia” hay “COVID-somnia”. Trong đó, mất ngủ là tình trạng được phản ánh nhiều nhất, hiện diện trong 70% bệnh nhân có triệu chứng Covid-19 kéo dài và vẫn tiếp tục diễn ra ở 45% bệnh nhân sau 6 tháng.
3. Rối loạn lo âu[4]
Nhiều bệnh nhân nhiễm nCoV đã trải qua tình trạng lo lắng, suy nhược nghiêm trọng đến mức phải nhập viện điều trị tâm thần. Trong một nghiên cứu năm 2021, có tới 25% người tham gia cho biết, họ cảm thấy lo lắng gia tăng ít nhất 3 tháng sau khi khỏi Covid-19. Một nghiên cứu khác trên 1.200 bệnh nhân từng là F0 ghi nhận, các triệu chứng lo lắng vẫn còn xuất hiện sau 7 tháng.
Rối loạn lo âu là trạng thái tâm thần phổ biến ở những F0 khỏi bệnh
Hậu Covid rối loạn lo âu rất phức tạp. Dưới đây là những dạng rối loạn lo âu điển hình mà những bệnh nhân Covid-19 đã âm tính có thể mắc phải:
– Rối loạn lo âu tổng quát hay rối loạn lo âu toàn thể (GAD).
– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
– Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
– Rối loạn trầm cảm nặng (MDD)
– Lo lắng về bệnh tật.
– Rối loạn hoảng loạn.
Những dấu hiệu giúp người bệnh có thể nhận biết bản thân hoặc những người xung quanh bị rối loạn lo âu hậu Covid-19 gồm có:
– Sợ hãi đám đông xung quanh.
– Khó tập trung.
– Không tin tưởng vào người khác.
– Nhu cầu sử dụng chất kích thích tăng.
– Hay cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng thất thường.
– Hạn chế tiếp xúc, thích ở một mình.
– Lạnh lùng với mọi người, kể cả người thân trong gia đình.
Hội chứng rối loạn lo âu tiến triển âm thầm, từ từ “gặm nhấm” sức khỏe tâm thần người bệnh. Nếu không phát hiện sớm và có giải pháp khắc phục kịp thời, rối loạn lo âu sẽ để lại hậu quả nặng nề về sau.
4. Giảm trí nhớ
Giảm trí nhớ là biến chứng thần kinh hậu Covid tiếp theo cần hết sức chú ý. Nghiên cứu đa quốc gia kéo dài 7 tháng đăng trên Tạp chí Y khoa The Lancet cho kết quả, có tới 72% người từng nhiễm SARS-CoV-2 tham gia khảo sát gặp rắc rối về trí nhớ. Điều bất ngờ là ở nhóm người dưới 50 tuổi, dù triệu chứng nhẹ và không có bệnh nền, tỉ lệ mắc vấn đề trí nhớ và rối loạn nhận thức lại cao hơn nhóm lớn tuổi hơn.
Khi trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn bị suy giảm, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và dễ dàng quên đi những gì đã xảy ra trước đó. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm hiệu quả học tập, làm việc và không thể sắp xếp cuộc sống theo ý muốn.
5. Đau đầu
Một phân tích gộp [5] đăng trên Tạp chí Khoa học Nature, năm triệu chứng phổ biến nhất sau khi khỏi Covid-19 là mệt mỏi (58%), đau đầu (44%), rối loạn chú ý (27%), rụng tóc (25%) và khó thở (24%). Có thể thấy, đau đầu chiếm tỉ lệ khá cao trong các di chứng hậu Covid, thế nên F0 khỏi bệnh cần trang bị những kiến thức hữu ích để quản lý tốt cơn đau đầu, đảm bảo cuộc sống.
Đau đầu sau khi nhiễm SARS-CoV-2 xảy ra ở cả người có tiền sử đau đầu trước đó và người chưa từng bị đau đầu. Tuy nhiên, cơn đau đầu hậu Covid ở người có tiền sử bệnh đau đầu sẽ diễn ra thường xuyên hơn với mức độ dữ dội hơn.
Tìm hiểu thêm: Đau đầu hậu covid là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách kiểm soát
6. Chóng mặt
Chóng mặt là trạng thái lâng lâng, mất thăng bằng kèm theo hiện tượng buồn nôn, nhìn thấy nhiều chuyển động trước mắt, xuất hiện ở 12-20% bệnh nhân từng mắc Covid-19. Khi bị chóng mặt, người bệnh rất dễ té ngã hoặc gặp tai nạn bất ngờ, nên dừng các hoạt động ngay lập tức khi cơn chóng mặt tìm đến để bảo đảm an toàn.
Chóng mặt hậu Covid có thể làm gia tăng nguy cơ té ngã, tai nạn
Tìm hiểu thêm: Chóng mặt hậu covid-19 là do đâu? phải làm gì để cải thiện?
7. Co giật
Co giật hậu Covid-19 được mô tả là cơn co giật tăng trương lực cơ toàn thân. Cơn co giật đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và những bệnh nhân nhiễm Covid nặng.
Điều cấp thiết là phải nhận biết được những biểu hiện co giật điển hình và không điển hình ở bệnh nhân từng nhiễm nCoV. Từ đó chẩn đoán chính xác nguyên nhân giúp đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, hạn chế tối đa biến chứng thần kinh hậu Covid do chứng co giật gây ra.
8. Viêm não và viêm não tủy lan tỏa cấp tính
Viêm não và viêm màng não đặc trưng bởi tình trạng viêm nhu mô não và màng não. Bệnh nhân bị viêm não thường có biểu hiện như nhức đầu, sốt, nôn mửa, co giật và giảm cảm giác.
Một bệnh não khác cũng được phát hiện ở bệnh nhân sau nhiễm SARS-Cov-2 đó là viêm não tủy lan tỏa cấp tính (ADEM). Đây là dạng rối loạn thần kinh rất hiếm gặp, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Di chứng hậu Covid này khiến người bệnh bị đau đầu dai dẳng, sốt, lú lẫn, buồn ngủ, yếu chi, nhìn mờ…
Việc phát hiện và điều trị sớm viêm não sẽ giúp phòng ngừa xuất huyết não, có thể gây tử vong. Vì vậy, sau khi hết Covid, mọi người chú ý theo dõi sức khỏe, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường ở não, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
9. Hội chứng Guillain-Barré
Hội chứng Guillain-Barré (GBS) hay còn gọi là viêm đa dây thần kinh cấp tính xảy ra ở F0 khỏi bệnh với các biểu hiện là yếu cơ, giảm cảm giác tại những vị trí chịu chi phối bởi dây thần kinh bị viêm. GBS thường gặp ở người già và nam giới hơn với các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, hạ huyết áp, yếu chi dưới và yếu cơ mặt… Các biến thể khác của GBS mà bệnh nhân Covid có thể mắc phải là hội chứng Miller Fisher (MFS) và viêm đa dây thần kinh sọ.
10. Bệnh lý mạch máu não
Các biến chứng mạch máu não đã được ghi nhận ở 5% bệnh nhân từng nhiễm nCoV, trong đó 60% các biến cố này là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Ngoài đột quỵ do thiếu máu cục bộ, xuất huyết nội sọ được quan sát thấy ở 0,5% bệnh nhân đã trải qua quá trình điều trị Covid-19.
Bên cạnh 10 biến chứng thần kinh hậu Covid-19 liệt kê ở trên, người bệnh cần cảnh giác với một số di chứng khác, chẳng hạn: Thay đổi trạng thái tâm thần (AMS), bệnh nhược cơ, thoái hóa thần kinh… Tất cả những di chứng này đều rất nguy hiểm, yêu cầu người bệnh phải chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe tâm thần, thần kinh để kịp thời chữa trị, giảm thiểu rủi ro.
Nguyên nhân gây ra các biến chứng thần kinh hậu Covid-19
Tổn thương tại não do nCoV gây ra cùng với những tác động tiêu cực trong đại dịch được xem là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt biến chứng thần kinh hậu Covid-19, cụ thể như sau:
1. Tổn thương não
Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương thông qua khoang mũi và khứu giác hoặc hàng rào máu não gây tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng tế bào thần kinh não bộ trong giai đoạn cấp tính. Sau khi điều trị khỏi Covid-19, những tổn thương vẫn chưa thể phục hồi hoặc có thể không phục hồi hoàn toàn như thời điểm chưa nhiễm bệnh, dẫn đến di chứng thần kinh hậu Covid.
2. Tình trạng viêm kéo dài
Phản ứng viêm thần kinh xảy ra trong mô não sau khi nhiễm nCoV do các cytokine rò rỉ qua hàng rào máu não đã kích hoạt microglia (đại thực bào trong mô não) tăng phản ứng viêm. Sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch tạo ra nhiều kháng thể và cả tự kháng thể, khiến các tế bào thần kinh bị tấn công trong thời gian dài.
Virus nCoV xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương làm suy giảm cấu trúc và chức năng não bộ
Điều này làm cho não bị tổn thương, đặc biệt là các bao myelin của sợi trục thần kinh, dẫn đến giảm tốc độ dẫn truyền xung động thần kinh. Từ đó giảm hiệu suất hoạt động của hệ thần kinh và hình thành các bệnh lý thoái hóa thần kinh.
3. Tổn thương tế bào nội mạc mạch máu não
Các tế bào nội mô mạch máu bị tổn thương trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2 sẽ làm giảm sản xuất enzyme Nitric Oxide Synthase (NOS), gây giảm tổng hợp Nitric Oxide (NO) – chất khí giúp điều hòa chức năng giãn mạch. Do đó, giảm NO và NOS sẽ gây co mạch bất thường, gây thiếu máu nuôi các tế bào thần kinh, dẫn đến những biến chứng thần kinh hậu Covid-19, nên nhiều người hậu Covid bị đau đầu, buồn nôn.
Hơn nữa, tổn thương nội mạc mạch máu cũng làm ngưng trệ tuần hoàn máu lên não, khiến não bị thiếu oxy và dưỡng chất, hoạt động của hệ thần kinh kém ổn định. Đồng thời, Corona gắn kết trên thành tế bào nội mạc sẽ làm gia tăng một loại peptide tự nhiên là Angiotensin II (peptid tự nhiên) gây co mạch, giữ nước, tăng huyết áp và thúc đẩy đột quỵ xuất huyết…
4. Xuất hiện các vi xuất huyết
Virus xâm nhập làm tăng các neutrophil extracellular traps (các bẫy ngoại bào của bạch cầu trung tính) gây ra rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch dẫn đến tình trạng tăng đông, hình thành các cục máu đông nhỏ rải rác trong lòng mạch cùng với sự tiêu thụ các yếu tố đông máu dẫn đến nguy cơ xuất huyết tại não.
5. Di chứng do điều trị hoặc sau bệnh cảnh nguy kịch (quá nặng mà vẫn sống sót)
Những người nhiễm Covid-19 thể nặng, phải nằm điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt, thở máy hoặc đặt ECMO là đối tượng dễ gặp phải các biến cố về sức khỏe, bao gồm di chứng thần kinh hậu Covid. Nhất là người có tiền sử mắc bệnh về mạch máu não và các vấn đề tâm, thần kinh thì hậu Covid mất ngủ, rối loạn lo âu, đau đầu, chóng mặt, đột quỵ dễ xảy ra hơn.
6. Yếu tố tâm lý tiêu cực trong đại dịch
Cảm giác chán chường, mệt mỏi khi phải cách ly chữa Covid trong thời gian dài, cộng thêm tâm lý lo sợ bệnh chuyển nặng cùng những áp lực vô hình trong đại dịch như mất việc, giảm thu nhập, gián đoạn học hành… khiến F0 căng thẳng quá độ. Căng thẳng tăng sinh gốc tự do tại não gây ra 2 nhóm bệnh chính là bệnh lý mạch máu não gồm: thiếu máu não, mất ngủ, đau đầu, đau nửa đầu, tai biến mạch máu não… và bệnh lý thoái hóa thần kinh gồm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng xử lý stress, giảm khả năng tập trung và tư duy, sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson…
Tâm lý căng thẳng, áp lực quá mức trong đại dịch cũng là yếu tố làm tăng di chứng thần kinh hậu Covid
Đến nay, cơ chế chính xác gây biến chứng thần kinh hậu Covid-19 vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Tuy nhiên, dựa vào những giả thuyết bước đầu (như đã phân tích ở trên) mà giới khoa học đã tìm ra sẽ góp phần giúp mọi người quản lý sức khỏe tâm thần, thần kinh tốt hơn giữa tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và ai cũng có nguy cơ trở thành F0.
Biến chứng thần kinh hậu Covid-19 kéo dài bao lâu?
Các biến chứng thần kinh hậu Covid-19 có thể chấm dứt sau vài tuần hay vài tháng, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tháng tùy thuộc vào mức độ tổn thương não bộ và phương pháp phục hồi sức khỏe của mỗi người. Chính vì chưa thể xác định được chính xác những vấn đề về tâm thần, thần kinh sau khi khỏi Covid kéo dài bao lâu, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để biết được tình trạng cụ thể của não bộ, từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp nhất giúp rút ngắn thời gian chữa trị, đồng thời phòng ngừa bệnh chuyển xấu.
Giải pháp cải thiện và giảm thiểu biến chứng thần kinh hậu Covid-19
Di chứng thần kinh hậu Covid làm giảm rõ rệt chất lượng đời sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để cải thiện và giảm thiểu những biến cố tâm thần, thần kinh này cho người từng nhiễm bệnh? Sau đây là một số giải pháp mà chuyên gia đề xuất dành cho tất cả mọi người.
1. Nâng cao nhận thức về di chứng hậu Covid-19
Ai cũng có nguy cơ tổn thương não bộ khi nhiễm SARS-CoV-2. Do đó, trước tiên mỗi người cần nâng cao nhận thức về hậu Covid. Khi có kiến thức nhất định về triệu chứng thần kinh, tâm thần bất thường sau khi khỏi Covid-19, chúng ta có thể tự theo dõi tại nhà và biết khi nào cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng.
2. Thực hiện lối sống lành mạnh
Một lối sống khoa học bao gồm: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng; ngủ đúng giờ và đủ giấc; tập thể dục kết hợp tập thở đều đặn mỗi ngày; hạn chế rượu bia và bỏ thuốc lá sẽ hỗ trợ phục hồi sức khỏe toàn thân tốt hơn. Khi thể chất và hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan, tế bào bị tổn thương và giảm chức năng như hệ thần kinh và mạch máu não cũng sẽ nhanh hồi phục hơn.
Lúc này, người bệnh đặc biệt nên tăng cường thêm các dưỡng chất dành riêng cho não bộ như tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba. Hai tinh chất này chứa những hoạt chất sinh học quý, có khả năng chống gốc tự do, nuôi dưỡng mạch máu và tăng kết nối thần kinh hữu hiệu. Nhờ đó, thúc đẩy lưu thông máu và kích thích não bộ hoạt động, hỗ trợ phục hồi tế bào thần kinh não bộ, cải thiện đáng kể các biến chứng thần kinh hậu Covid-19.
Vì là được chiết xuất từ thiên nhiên, nên Blueberry và Ginkgo Biloba rất an toàn cho người sử dụng. Mọi người có thể bổ sung các dưỡng chất này thông qua việc uống OTiV – sản phẩm xuất xứ từ Mỹ.
OTiV là sản phẩm chứa các dưỡng chất chuyên biệt cho não, hỗ trợ phục hồi tổn thương và cải thiện chức năng não bộ hậu Covid-19 hiệu quả
3 Tầm soát các bệnh lý thần kinh sớm
Công tác tầm soát các vấn đề tâm lý tâm thần, thần kinh thường gặp như lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt… hậu Covid cần được triển khai sớm. Bằng kỹ thuật điện não đồ và điện cơ cùng các đánh giá toàn diện dựa trên xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ kịp thời đưa ra phác đồ chữa trị, phục hồi cấu trúc và chức năng não tối ưu.
Song song với đó, mọi người cần chú ý cá thể hóa điều trị trong quá trình khắc phục biến chứng thần kinh hậu Covid-19. Cá thể hóa điều trị tức là dựa vào các triệu chứng lâm sàng của từng người bệnh kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để đưa ra cách chữa trị thích hợp. Điều này giúp mọi người dùng thuốc một cách an toàn và hợp lý, tránh được những rủi ro thần kinh về lâu dài do thói quen lạm dụng thuốc và dùng sai thuốc.