Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, tiến triển mãn tính, gây tổn thương màng hoạt dịch của khớp, gây sưng đau, từ từ bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp, thậm chí tàn phế nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp dạng thấp, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis – RA) hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý tự miễn mãn tính, chủ yếu gây tổn thương các khớp, biểu hiện đặc trưng là viêm đối xứng các khớp ngoại vi như khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp gối,…
Nếu không kiểm soát, ngăn chặn kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến dính và biến dạng khớp, làm mất khả năng động. Ngoài khớp, bệnh còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể như phổi, tim, mắt, da,… dẫn đến các khuyết tật về thể chất.
Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp tiến triển theo 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ ảnh hưởng đến người bệnh theo nhiều cách khác nhau:
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khởi phát của viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể cảm thấy đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ vùng khớp bị viêm. Đặc biệt, bên trong khớp đã xuất hiện tình trạng viêm khiến các mô khớp bị sưng lên. Tuy không có tổn thương xương nhưng màng hoạt dịch đã bị tổn thương.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn này, màng hoạt khớp bị viêm nặng hơn và có thể gây tổn thương sụn khớp (mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp) khiến cơn đau xuất hiện nhiều hơn, phạm vi chuyển động của các khớp cũng bị hạn chế.
- Giai đoạn 3: Khi bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Lúc này các tổn thương không chỉ lan đến sụn mà ảnh hưởng cả xương. Khi lớp sụn bị bào mòn, các đầu xương cọ xát vào nhau gây sưng, đau dữ dội. Một số trường hợp bị yếu cơ và mất khả năng vận động do xương bị tổn thương và xuất hiện biến dạng.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, các chức năng của khớp gần như mất hẳn, khiến người bệnh đau, sưng, cứng khớp và mất khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị phá hủy và gây ra chứng dính khớp.
Hình ảnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có thể gây sưng đỏ và đau ở khu vực khớp bị viêm
Viêm khớp dạng thấp giai đoạn nặng có thể làm biến dạng khớp
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường gặp ở người bệnh bao gồm:
- Đau, sưng hoặc cứng khớp kéo dài trong sáu tuần hoặc lâu hơn, thường gặp tại các khớp nhỏ ngoại vi như khớp bàn ngón tay, bàn ngón chân và đối xứng 2 bên.
- Xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng, kéo dài ít nhất 30 phút hoặc lâu hơn.
- Các khớp bị sưng đỏ, sờ vào có cảm giác ấm và nóng da. Vùng da khớp bị viêm có màu hồng nhạt hoặc đỏ hơn so với vùng xung quanh.
- Người mệt mỏi, suy nhược và đôi khi bị sốt nhẹ.
Bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn sớm có xu hướng ảnh hưởng đến những khớp nhỏ trước như cổ tay, bàn tay, ngón tay, mắt cá chân, bàn chân. Khi bệnh tiến triển, cơn đau sẽ lan xuống các khớp lớn hơn như khớp vai, khuỷu tay, hông, đầu gối,… Bệnh có tính đối xứng nên những triệu này xảy ra với các khớp giống nhau ở cả hai bên cơ thể.
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể bùng phát dữ dội vào một thời điểm nhất định và biến mất khi cơn viêm qua đi. Một đợt bùng phát có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tháng.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số trên toàn thế giới, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được biết, nhưng nguy cơ của một cá nhân được cho là tăng lên do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.
Nhiều gen liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan đến chức năng hệ thống miễn dịch. Các yếu tố nguy cơ không di truyền bao gồm: tuổi tác, chế độ ăn uống, các tác nhân lây nhiễm và hút thuốc.
Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào và mô của chính cơ thể và quá trình tự miễn dịch này có thể bắt đầu nhiều năm trước khi các triệu chứng khớp được chú ý.
Các yếu tố môi trường như hút thuốc, ô nhiễm, … có thể thay đổi protein tự thân của chúng ta, khiến protein màng hoạt dịch trở thành mục tiêu của hệ thống miễn dịch, cũng có thể màng hoạt dịch có thành phần, cấu trúc giống với màng của vi khuẩn đường tiêu hóa mà ta từng nhiễm, gây kích hoạt hệ miễn dịch sản xuất các tự kháng thể cùng yếu tố tiền viêm (TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma…) tấn công màng hoạt dịch, khởi phát phản ứng viêm.
Theo thời gian, quá trình viêm làm giảm chất lượng dịch khớp, tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Ngoài ra, các gân và dây chằng giữ khớp cũng giãn và suy yếu, khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
Người càng có nhiều yếu tố rủi ro dưới đây thì nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp càng cao:
- Giới tính: Theo các nghiên cứu, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới đên 2 – 3 lần, nhưng nam giới thường gặp các triệu chứng viêm khớp dạng thấp nặng hơn.
- Tuổi tác: Thường khởi phát ở tuổi trung niên (từ 40 – 60 tuổi). Ngoài ra, bệnh vẫn có thể gặp ở cả người nhỏ tuổi, tham khảo bài viết: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên để hiểu rõ hơn.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc chủ động hay thụ động cũng đều làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh.
- Tiếp xúc với chất ô nhiễm môi trường: Một số chất phơi nhiễm độc hại như amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
- Thừa cân – béo phì: Người có chỉ số BMI ở ngưỡng thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn.
Thừa cân béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp
Cách chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Để chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ xương khớp tổng quát trước, cụ thể: Kiểm tra vùng khớp đau nhức, các khớp bị đau có đối xứng nhau không, có hiện tượng cứng khớp không, có xuất hiện bướu và nốt dưới da không, phản xạ và sức mạnh của khớp như thế nào để chẩn đoán vấn đề khớp gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người làm một số xét nghiệm như:
Kiểm tra hình ảnh: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh siêu âm, chụp X-Quang, chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện các tổn thương ở bên trong khớp, đánh giá mức độ nghiêm trọng cũng như diễn tiến của bệnh.
Xét nghiệm máu: Bệnh viêm khớp dạng thấp khó được chẩn đoán chính xác thông qua một xét nghiệm đơn lẻ. Vì vậy, người bệnh cần tiến hành nhiều xét nghiệm như:
- Công thức máu toàn phần
- Xét nghiệm Protein phản ứng C (C-reactive protein – CRP)
- Xét nghiệm kháng thể kháng nhân dương tính (ANA)
- Xét nghiệm kháng thể citrulline mạch vòng (anti-CCP)
- Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR)
- Xét nghiệm yếu tố thấp khớp RF
Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
- Giảm khả năng vận động, thậm chí tàn phế: Biến chứng phổ biến, thường gặp nhất của viêm khớp dạng thấp là làm biến dạng khớp và làm mất dần chức năng hoạt động khớp.
- Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương suy yếu, giòn và dễ gãy. Ngoài ra, loãng xương còn là biến chứng của việc điều trị viêm khớp dạng thấp không đúng cách như lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị có chứa corticosteroid,…
- Biến chứng ở mắt: Quá trình viêm có thể tác động lên hệ thống mạch máu trong mắt, làm tổn thương mắt gây khô, đau, viêm, đỏ, nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ.
- Hội chứng ống cổ tay: Tình trạng viêm khi tác động lên cổ tay có thể chèn ép dây thần kinh ở cổ tay và bàn tay gây ra hội chứng ống cổ tay.
- Nhiễm trùng: Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp và các loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Bệnh phổi: Người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị viêm, sẹo phổi, dẫn đến khó thở. Ngoài ra, các nốt thấp cũng có thể hình thành trong phổi, gây xẹp phổi, ho ra máu, nhiễm trùng hoặc tràn dịch màng phổi.
- Ung thư hạch: Người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị ung thư hạch, một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.
- Bệnh tim mạch: Biến chứng phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp liên quan đến tim mạch là làm tăng nguy xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch cũng như viêm túi bao quanh tim.
Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến chứng ở tim
Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp đặc hiệu nào có thể giúp chữa dứt điểm viêm đa khớp dạng thấp. Tuy nhiên, can thiệp và điều trị kịp thời có thể giúp giảm viêm, giảm đau, làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng giúp bảo toàn khớp, duy trì chức năng vận động.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người bệnh, mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp như:
1. Điều trị nội khoa
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Những loại thuốc này có thể giúp giảm đau, chống viêm ở khớp nhưng không có khả năng ngăn chặn bệnh tiến triển. Sử dụng NSAIDs liều cao có thể gây tác dụng phụ loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, thận do đó người bệnh phải hết sức cẩn trọng. NSAID không kê đơn bao gồm ibuprofen và naproxen.
- Thuốc Steroid: Đây là loại thuốc mạnh có thể giúp giảm đau, giảm cứng khớp và giảm viêm. Thường được sử dụng khi các triệu chứng viêm khớp dạng thấp bùng phát. Tuy nhiên, Steroid chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn, vì nếu dùng lâu dài có thể gây tác dụng phụ tăng cân, loãng xương, tiểu đường,… Thuốc Steroid phổ biến bao gồm hydrocortisone, methylprednisolone và prednisone.
- Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD): Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh, đồng thời ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn xảy ra tại khớp. Tuy nhiên, DMARD có thể gây tác dụng phụ làm tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng. DMARD thông thường bao gồm methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine và sulfasalazine.
- Thuốc sinh học: Thuốc điều trị sinh học như adalimumab, etanercept và infliximab là một hình thức điều trị mới cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Nhóm thuốc này được dùng kết hợp với một số thuốc DMARD khác hoặc dùng riêng khi các loại thuốc DMARD không phát huy tác dụng. Thuốc sinh học được sử dụng theo đường tiêm.
2. Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp từ cơ chế bệnh sinh
Rối loạn của hệ thống miễn dịch gây phản ứng viêm là yếu tố ngày đêm phá hủy màng hoạt dịch, bào mòn sụn và xương dưới sụn, gây đau nhức khớp dai dẳng. Theo đó, cách hỗ trợ cải thiện viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhất là tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh, điều hòa miễn dịch, kiểm soát phản ứng viêm.
Nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ tìm ra công thức mới đột phá từ bộ tinh chất quý thiên nhiên như Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân,… (trong JEX thế hệ mới) có khả năng kiểm soát hoạt động của các yếu tố gây viêm (TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma…), không làm viêm tiến triển. Từ đó, giúp hỗ trợ giảm đau, bảo vệ xương khớp chắc khỏe và phòng tránh một số biến chứng do bệnh gây ra.
Không dừng lại ở đó, các dưỡng chất có trong JEX thế hệ mới còn giúp tăng cường chất lượng dịch khớp, tái tạo sụn và xương dưới sụn nhờ kích thích tế bào sụn tăng sản sinh chất nền (collagen và aggrecan). Nhờ đó, những khớp chịu ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp sẽ hồi phục nhanh hơn, giúp duy trì cấu trúc cũng như chức năng vận động cho khớp.
JEX thế hệ mới với các dưỡng chất quý từ thiên nhiên giúp kiểm soát viêm, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả
3. Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện thể lực, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn. Đồng thời, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi sau điều trị nhanh hơn. Một số bài tập có thể kể đến như: Trị liệu giảm đau bằng thủy lực. Làm ấm khớp bằng đèn nhiệt. Ngâm nước nóng, tắm suối khoáng.
4. Phẫu thuật
Khi tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng, các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả như mong đợi, phẫu thuật là phương pháp duy nhất có thể giúp phục hồi khả năng vận động của người bệnh. Các thủ thuật xâm lấn trong trường hợp này thường là phẫu thuật thay khớp nhân tạo, phẫu thuật sửa gân, phẫu thuật chỉnh trục.
Cách phòng ngừa viêm khớp dạng thấp
Nâng cao sức khỏe xương khớp và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là cách giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Dưới đây là những điều bạn nên thực hiện:
- Bỏ thuốc lá.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, cố gắng giảm cân nếu thừa cân béo phì.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, tránh các chất kích thích, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái…để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường bằng cách đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, mang dụng cụ bảo hộ chuyên dụng khi phải làm việc trong môi trường độc hại.
- Những người từ 18 tuổi trở lên, nên bổ sung dưỡng chất chăm sóc xương khớp chuyên biệt như JEX thế hệ mới để ức chế các yếu tố gây viêm, ngăn chặn hình thành quá trình viêm tại khớp.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần, thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
- Đến cơ sở y tế kiểm tra ngay khi nhận thấy khớp đau nhức, sưng đỏ bất thường.
Cách chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp
Nếu được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ nhanh chóng được cải thiện. Do đó, nếu bạn có người thân bị viêm khớp dạng thấp, hãy lưu ý những vấn đề sau để hỗ trợ người bệnh tốt hơn.
- Để người bệnh nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất và tránh tư thế xấu khi cơn đau kích hoạt.
- Giúp người bệnh nắm rõ hiện trạng bệnh của mình: Thông báo rõ cho người bệnh tình trạng sức khỏe hiện tại và các biến chứng có thể xảy ra nếu diễn tiến của bệnh không được kiểm soát tốt. Mục đích là để người bệnh có ý thức hơn với việc tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
- Khuyến khích và giúp đỡ người bệnh tập thể dục: Khuyến khích người bệnh tập thể dục đều đặn để tăng cường tuần hoàn máu và giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Ngoài ra, nếu người bệnh phải phẫu thuật thay khớp, bạn cần trợ giúp trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật.
- Giúp quản lý thuốc: Nếu người thân của bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ hãy nhắc nhở uống thuốc đúng liều lượng, tần suất và thời gian. Bạn có thể chia thuốc sẵn cho mỗi lần uống để người bệnh sử dụng thuận tiện hơn.
- Hiểu tình trạng của người bệnh: Người chăm sóc cần hiểu rõ người bệnh bị viêm khớp gối, cổ tay hay háng để hỗ trợ họ một cách tốt nhất. Ví dụ, nếu người bệnh viêm khớp dạng thấp biến chứng ở tay, họ sẽ cần hỗ trợ trong lúc thay quần áo, vệ sinh cá nhân, ăn uống,…
- Biết khi nào cần giúp đỡ và khi nào không nên: Nhiều người bệnh xương khớp thường có tâm lý không muốn phụ thuộc vào người khác nên cố gắng làm những việc bản thân có thể tự làm. Do đó, bạn chỉ nên giúp đỡ khi cần thiết và hãy khích lệ khi họ tự cầm đũa gắp thức ăn, đi bộ vào nhà vệ sinh,…
- Thường xuyên trò chuyện, động viên: Người bệnh thường rất dễ có xu hướng bi quan và lo lắng thái quá về bệnh của bản thân. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất ngủ,… những điều này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bệnh viêm khớp dạng thấp diễn tiến xấu. Do đó, bạn nên trò chuyện thường xuyên để bệnh nhân thoải mái tinh thần, yên tâm điều trị bệnh.
Chế độ chăm sóc tốt có thể giúp quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp đạt kết quả tốt hơn
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì?
Không có một chế độ ăn uống nào có thể giúp điều trị viêm đa khớp dạng thấp. Nhưng một chế độ ăn dinh dưỡng khoa học, cân bằng, lành mạnh với các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe xương khớp có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, góp phần duy trì cân nặng hợp lý, giảm căng thẳng lên các khớp xương đang chịu hư tổn.
Thực phẩm người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn:
- Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, hạt óc chó…có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường chăm sóc sức khỏe.
- Trái cây và rau quả như rau bina, rau cải xoăn, bông cải xanh, bưởi, cam, thơm…có tác dụng cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cơ thể và xương khỏe mạnh.
- Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì nguyên hạt, hạt quinoa, gạo lứt,… giúp cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
- Trà xanh và các loại trà thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm nên rất tốt khi bạn bị bệnh xương khớp.
- Dùng dầu ô liu thay cho dầu ăn thông thường. Dầu oliu nguyên chất có chứa hợp chất phenolic có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh ngoài tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp còn tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Các loại hạt và quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt chia, hạt lanh, đậu phộng,… là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, vitamin và khoáng chất chống oxy hóa dồi dào.
Những thực phẩm nên tránh khi bị viêm khớp dạng thấp:
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, có một danh sách các nhóm thực phẩm không nên có mặt trong thực đơn của người bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Thức ăn chế biến sẵn như chà bông, xúc xích, thịt xông khói…
- Thuốc lá và đồ uống có cồn như rượu, bia luôn nằm trong “bảng đen dinh dưỡng”, không chỉ người bị bệnh viêm khớp dạng thấp mới cần kiêng mà người bình thường cũng nên hạn chế.
- Thực phẩm có lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, tương cà chua, sữa chua ít béo,…
- Thực phẩm chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, khoai tây chiên, súp và nước sốt…
- Thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh như pizza, hamburger,…
- Các loại tinh bột tinh chế như lúa mì, lúa mạch, gạo trắng…
Khi bị viêm khớp, bạn nên hạn chế ăn ăn gạo trắng, thay vào đó nên ăn gạo lứt
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và nên kiêng gì để thiết kế thực đơn ăn uống có lợi cho tình trạng bệnh nhé!
Một số câu hỏi thường gặp về viêm khớp dạng thấp
1. Viêm khớp dạng thấp có chữa được khỏi hoàn toàn không?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tiến triển mạn tính và cho hiện nay vẫn chưa có một phương pháp đặc hiệu nào có thể giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng nếu được chăm sóc đúng mực và áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị sớm, bao gồm thuốc, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống có thể kiểm soát được tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ tổn thương khớp, đảm bảo chức năng vận động.
2. Viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng tới mắt không?
Viêm khớp dạng thấp ngoài ảnh hưởng đến khớp còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể, trong đó có mắt. Triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến mắt là khô mắt, nếu tình trạng khô mắt nặng không được điều trị có thể gây tổn thương giác mạc. Hiếm gặp hơn, viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm củng mạc khiến mắt sưng đỏ và đau.
Vì vậy, nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp kèm theo đau mắt, thay đổi thị lực, mắt khô, đỏ,…hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực.
3. Người bệnh viêm khớp dạng thấp có nên tập thể dục không?
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên vận động thường xuyên. Việc luyện tập thể dục với tần suất phù hợp, đúng cách có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt cho các khớp, cải thiện đau nhức, duy trì khả năng vận động người bệnh. Đó là lý do tại sao người bệnh viêm khớp dạng thấp nên luyện tập thể dục điều độ và tốt nhất nên khảo ý kiến chuyên gia để có một chương trình tập luyện thể chất bài bản, liên tục.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý có diễn tiến phức tạp và thường để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị thích hợp. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi mắc bệnh và để có thể sống vui sống khỏe ngoài tuân thủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, hãy sống chủ động thực hiện lối sống khoa học, kết hợp bổ sung dưỡng chất kiểm soát viêm như JEX thế hệ mới.